Những ảnh hưởng mà các câu lạc bộ phải chịu khi hủy V.League 2021

Điều mà các khán giả yêu thích thể thao thất vọng nhất trong năm nay có lẽ là mùa giải V.League 2021 bị hủy vì dịch bệnh. Trong khi đó, V.League 2021 đã đi được gần hết chặng đường khi đã trải qua 12 vòng thi đấu với những giây phút cực kỳ hồi hộp. Mùa giải lớn nhất năm này bị hủy không chỉ để lại niềm tiếc nuối trong lòng khán giả, mà còn đối với các cầu thủ và các câu lạc bộ, khi đấy chính là mùa giải mà họ mong chờ nhất năm. Hãy điểm qua một số ảnh hưởng mà các câu lạc bộ bóng đá phải chịu khi V.League 2021 bị hủy.

Trường hợp V.League 2021 bị hủy

Trường hợp V.League 2021 bị hủy
Trường hợp V.League 2021 bị hủy

Trong trường hợp dừng V.League 2021, rất nhiều cầu thủ Việt Nam sẽ “đứng giữa dòng”. Họ có rất nhiều tâm tư khi mà dịch bệnh Covid-19 bùng phát và tiến thoái lưỡng nan.

Những ngày qua, giới quần đùi áo số Việt Nam bàn tán rất nhiều về việc V.League 2021 có thi đấu tiếp hay dừng hẳn. Dĩ nhiên, với các cầu thủ chuyên nghiệp, khi lựa chọn theo đuổi trái bóng thì họ xem đó là “cần câu cơm” nuôi sống bản thân cũng như gia đình. Những cầu thủ thuộc diện sao số vẫn thường xem khoản tiền lót tay là tài sản cực lớn để họ trang trải nhiều việc.

Còn những cầu thủ khác luôn lấy cái mốc “tiền lót tay” để nỗ lực, phấn đấu từng ngày. Tức là họ sẽ cố gắng để luôn đạt phong độ cao, nổi tiếng thì lúc đó giá trị bản thân được nâng cao và đương nhiên đi kèm với đó là số tiền lót tay sẽ tăng mỗi khi bước lên “sàn” chuyển nhượng.

Ngoài ra, cùng với việc huỷ giải, VPF sẽ phải đàm phán lại với các đối tác tài trợ, trong đó có nhà tài trợ chính LS của Hàn Quốc về quyền lợi, trách nhiệm tài chính của đôi bên. Những vấn đề này nếu giải quyết không tốt có thể ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh bóng đá Việt Nam, gây khó khăn cho công tác vận động tài trợ sau này.

Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT VPF cho biết: “Cuộc họp sơ bộ thống nhất ý kiến của các CLB về việc huỷ các giải bóng đá VĐQG. Tuy nhiên các vấn đề chi tiết VPF sẽ phải lên phương án trình HĐQT thông qua và sau đó báo cáo BCH VFF quyết định. Đối với các suất tham dự cúp châu lục, VFF sẽ phải thông qua AFC”.

Vấn đề tài chính mà các cầu thủ phải đối mặt

Ở V.League những năm gần đây, các CLB thường chia nhỏ số tiền lót tay theo năm và giai đoạn của mùa giải. Chẳng hạn, cầu thủ được nhận 2 tỷ đồng lót tay cho bản hợp đồng 2 năm; thì lúc thương thảo, họ sẽ nhận được khoảng 500 triệu đồng; còn khi vào mùa giải sẽ nhận thêm 500 triệu đồng nữa cho năm hợp đồng đầu tiên. Số tiền 1 tỷ đồng còn lại sẽ được nhận đầu giai đoạn 1 của mùa giải kế tiếp. Cách các CLB phân bổ, chia nhỏ các giai đoạn nhận tiền lót tay; giúp cho cầu thủ có thêm động lực thi đấu theo từng giai đoạn. Đó cũng là công thức chung mà nhiều CLB áp dụng.

Lúc này, mùa giải 2021 chưa trôi qua hết giai đoạn 1; nên nhiều CLB chưa chi trả hết tiền lót tay trong 1 mùa giải. Nhưng cũng có đội đã trả hết tiền lót tay năm đầu tiên của hợp đồng. Thế nên, nếu dừng V.League, các cầu thủ và CLB sẽ phải ngồi lại với nhau; để chia sẻ vấn đề tài chính mà cụ thể là tiền lót tay. Tại đội Than.QN, cho đến lúc này, những khoản tiền lót tay và lương vẫn chưa giải ngân hết.

Tiền vệ Hải Huy chia sẻ: “Dịch bệnh Covid-19 bùng phát là điều không ai mong muốn. Chúng tôi cũng rất sốt ruột; bởi lúc này tiền lương từ tháng 3 đến nay vẫn chưa được chi trả hết. Tất nhiên, cầu thủ trong đội cũng chia sẻ với CLB; nhưng nếu được nhận đủ tiền lương cũng là điều rất hạnh phúc vào lúc này”.

Rắc rối liên quan đến tiền lót tay

Rắc rối liên quan đến tiền lót tay
Rắc rối liên quan đến tiền lót tay

Ở V.League, có rất nhiều trường hợp do tính trước sẽ nhận tiền lót tay của giai đoạn 2; nên đã vay mượn bạn bè để mua nhà, sắm sửa phương tiện đi lại; nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi khá nhiều. Chính vì thế, họ sẽ phải tính toán lại để không bị rơi vào cảnh phải vay mượn. Nếu như các ngoại binh chỉ quan tâm đến khoản tiền lót tay và sẵn sàng được thanh lý hợp đồng; thì cầu thủ nội nhiều người không có nhiều sự lựa chọn bến đỗ; nên chỉ mong nhận đủ lương và nếu có thể được giải phóng hợp đồng; để từ đó tính toán lại tương lai của mình.

Hiện nay, 2 CLB có số cầu thủ sắp đáo hạn hợp đồng ít nhất là Hà Nội và HAGL; bởi họ đều ký dài hạn với nội binh nên khi dừng V.League; họ không gặp nhiều rắc rối liên quan đến điều khoản hợp đồng về tiền lót tay.

Dịch Covid-19 đã tàn phá và ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống bóng đá nội. Nhưng đây là điều bất khả kháng và nhiều nước cũng đã phải huỷ giải đấu. Với cầu thủ Việt Nam, điều mong mỏi nhất lúc này là tất cả được bình an; để hướng đến sự chuẩn bị cho mùa giải năm sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *